Thế hệ Z (Gen Z) là những người dùng trong độ tuổi từ 13-21 ( 14,4 triệu người Việt Nam) Chiếm khoảng 15% dân số Việt Nam với thu nhập trung bình 2,5 triệu đồng/ tháng, thế hệ Z đang trở thành một nhóm khách hàng tiềm năng của nhiều nhãn hàng vì độ tuổi. Họ phần đông dành hơn 3 tiếng đồng hồ/ngày để xem video trực tuyến, theo sau là các hoạt động như nhắn tin, mạng xã hội và chơi game.
Thế hệ “không bàn phím”
Thế hệ Gen Z , họ có xu hướng thích ở nhà và sử dụng mạng xã hội, tương tác online thay vì dạo quanh phố phường họ lớn lên đồng thời vơi sự phát triển của internet, công nghệ. Họ không cần phải nghiên cứu tìm tòi những khoa học công nghệ như thế hệ trước và thay vào đó là việc lướt điện thoại, ipad và tìm kiếm các nội dung giải trí online.
Gen Z sở hữu smart phone khá sớm, thường là 12 tuổi. Màn hình smartphone chính là vật thân thiết nhất với thế hệ này khi 78% sử dụng smartphone. Ngoài ra các thiết bị được Gen Z sử dụng nhiều nhất là Điện thoại Smartphone, Laptop, TV, máy chơi game, và Máy tính bảng. Vì thế bất kỳ công ty nào muốn tương tác tốt với tập khách hàng này đều phải cần phát triển các trang web, video, hình ảnh, ứng dụng v.v… tương thích với điện thoại di động.
GenZ cho rằng quảng cáo có ảnh hưởng đến cách nhìn nhận của họ về một sản phẩm “cool” ngầu
Ngoài ra, họ là thế hệ tạo ra trend (xu hướng) chứ không phải là những người “chạy theo trend”.
“Gen Z là những người chú trọng tới nội dung. 55% Gen Z có xu hướng theo dõi page của một thương hiệu nếu trên đó đăng những cập nhật tin tức thú vị. Họ không muốn bị làm phiền dù chỉ 30 giây nhưng sẵn sàng bỏ ra 30 phút cho một câu chuyện hay. Họ chịu tác động lớn từ nội dung chứ không phải nền tảng hay công cụ.”
GenZ sử dụng nhiều mạng xã hội nhưng lại chú trọng sự riêng tư, bảo mật. Họ dần chuyển sang sử dụng những mạng xã hội kín hơn Facebook như Snapchat, Whisper, Instagram. Theo đó, Gen Z đặc biệt nhanh nhạy với thông tin, coi trọng kiến thức, sự truyền cảm hứng và khả năng kết nối. Họ ngày càng đặt kỳ vọng cao vào các thương hiệu mình lựa chọn.
Vì vậy, để thu hút sự chú ý của họ, các nhà quảng cáo nên cung cấp những sản phẩm chiến dịch truyền thông được đầu tư kĩ lưỡng về mặt hình ảnh cũng như nội dung, biết kết hợp linh hoạt yếu tố giải trí với những thông điệp đơn giản mà giàu tính nhân văn.
Vậy Chiến lược marketing nào giúp các thương hiệu chinh phục gen Z Việt Nam thời đại thế hệ số
1. VIDEO, VIDEO, VIDEO
Video trực tuyến là nội dung được thế hệ Z dành nhiều thời gian nhất trên mobile
71% thế hệ Z đang dành hơn 3 tiếng đồng hồ/ngày để xem video trực tuyến, theo sau là các hoạt động như nhắn tin, mạng xã hội và chơi game. Do vậy, có thể thấy video clip chính là cách dễ dàng nhất mà nhãn hàng có thể “giao tiếp” với thế hệ Z.
Ngoài ra, thế hệ Z cũng sẽ là tập khách hàng tiềm năng mua hàng trực tuyến khi có đến 68% mua sắm online. Hiện tại, tỉ lệ mua hàng trực tuyến của Gen Z chỉ đứng sau Millennials (89%) ( Millennials là thế hệ trước của gen Z ). Thế nhưng khác với Millennials, Gen Z sử dụng smartphone để mua hàng trực tuyến khá cao đạt mức 53%, trong khi thế Millennials chỉ 43%. Những con số này chắc chắn sẽ khiến nhiều nhãn hàng thay đổi một số hình thức bán hàng trực tuyến của mình, tối ưu việc mua sắm trên điện thoại nhiều hơn, các thiết kế và tính năng phù hợp hơn với trải nghiệm trên smartphone của khách hàng.
Tuy nhiên, Youtube cũng không phải là nơi duy nhất chứa đựng video content. Instagram cũng là một nền tảng tiềm năng, với Instagram Stories. Và không thể không kể đến cái tên nổi nhất thời gian gần đây – TikTok. Làm marketing trên TikTok là điều bạn cần đặc biệt lưu ý nếu muốn nhắm đến đối tượng là Gen Z.
Điển hình cho sự thành công của video content chính là 1977Vlog, FAP Tv (giải trí); Grab; Bitis hunter,…
2. BÁN TRẢI NGHIỆM, KHÔNG PHẢI SẢN PHẨM
Sinh ra và lớn lên cùng Internet, Gen Z dường như miễn nhiễm với các chiến dịch marketing. Rõ ràng, những bạn trẻ này không thích những nội dung bán hàng “lộ liễu”. Họ không muốn nghe về lý do tại sao sản phẩm của bạn tuyệt vời đến vậy, họ muốn biết làm thế nào nó sẽ có lợi cho họ. Cụ thể hơn, sản phẩm này có mang lại trải nghiệm thú vị nào không?
Theo Mention, 25% những gì bạn bán là sản phẩm của bạn. 75% bổ sung là cảm giác vô hình đi kèm với sản phẩm nói trên.
Một ví dụ đặc trưng là thương hiệu Durex. Mọi người đều biết sản phẩm của Durex là gì, nhưng vẫn luôn cập nhật những bài đăng và tin tức mới nhất của thương hiệu này. Họ luôn tin rằng, Durex sẽ mang lại những liên kết sáng tạo nói về các hoạt động trong cuộc sống. Và điều đó giúp Durex hằn sâu vào trí nhớ của mọi người, đặc biệt là Gen Z.
3. INFLUENCER, CÓ CẦN THIẾT?
Influencer marketing không còn là xa lạ với người tiêu dùng. Việc những ca sỹ, nghệ sỹ, người nổi tiếng đứng ra quảng bá sản phẩm hay thậm chí làm đại sứ thương hiệu cho một nhãn hàng trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, hay Youtube ngày càng phổ biến.
Tuy nhiên, các chuyên gia marketer nhận thấy rằng hiệu quả của các influencer không phải lúc nào cũng tỉ lệ thuận với số lượng người theo dõi. Điều này xuất phát từ sự thật: Con người sẽ cảm thấy tin tưởng và dễ dàng tương tác với những người cho họ cảm giác gần gũi, thân thuộc với mình hơn.
Chính vì thế, khái niệm micro-influencer (những người có ảnh hưởng siêu nhỏ) ra đời. Micro-influencer là những người ảnh hưởng có lượng fan nhỏ, dưới 30,000 lượt theo dõi. Mặc dù có lượng fan nhỏ, tuy nhiên chính sự gần gũi và thân thiết giữa các micro-influencer và fan là chìa khóa đem lại sự ảnh hưởng mạnh mẽ trong quyết định mua hàng của các fan của họ.
4. KẾT NỐI VÀ TƯƠNG TÁC
Các marketers đều hiểu những đánh giá là quan trọng trong xây dựng lòng tin thương hiệu, nhưng điều này lại càng quan trọng nếu thị trường mục tiêu là Gen Z.
Trên thực tế, 76% các thành Gen Z nói rằng họ muốn các thương hiệu phản hồi lại bình luận và xem khả năng phản hồi này là chìa khóa để xác định tính xác thực của một thương hiệu. 41% thế hệ này đã đọc ít nhất năm đánh giá trực tuyến trước khi mua hàng và họ chia sẻ gấp đôi số phản hồi tích cực so với tiêu cực.
5. NHẤN MẠNH SỰ QUAN TÂM VỀ QUYỀN RIÊNG TƯ
Nghiên cứu từ NGen cho thấy 88% thế hệ Gen Z đồng ý với tuyên bố: Bảo vệ quyền riêng tư của tôi là rất quan trọng đối với tôi.
Một cuộc khảo sát của IBM thống kê rằng ít hơn một phần ba thanh thiếu niên thoải mái chia sẻ thông tin cá nhân của họ trực tuyến, ngoài thông tin liên hệ và lịch sử mua hàng. Tuy nhiên, nghiên cứu tương tự cho thấy 61% cho biết họ cảm thấy tốt hơn khi chia sẻ thông tin cá nhân, nếu họ tin tưởng rằng thương hiệu sẽ bảo vệ nó một cách an toàn.
Vì vậy, nếu đang nhắm mục tiêu đối tượng Gen Z, hãy lưu ý điều này. Khi thu thập thông tin, hãy thể hiện tính minh bạch và công khai nêu bật cam kết của thương hiệu để đảm bảo dữ liệu của Gen Z vẫn an toàn và bảo mật.
Khám phá ra insight, đánh đúng tâm lý tiêu dùng và tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh, giúp bạn nhận định đúng đắn về sự sáng tạo trong truyền thông và chuẩn hóa quy trình hoạch định chiến lược truyền thông.
Nguồn: Tổng hợp