Your Cart

Lean MBA® Online

Bess Insight

Đón đầu những xu hướng F&B trong thời kỳ “bình thường mới”

Trong 2 năm trở lại đây, sự tác động của đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi nhiều khía cạnh trong cuộc sống, ngành F&B cũng là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi các quy định cách ly, phòng dịch. Vậy những xu hướng F&B nào sẽ lên ngôi trong thời kỳ “bình thường mới”? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Có lẽ cụm từ “COVID-19” đang trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý trong suốt thời gian qua. Hầu hết các ngành kinh tế mũi nhọn đang trên đà trượt dốc kéo dài và điển hình các doanh nghiệp F&B cũng đang phải hứng chịu những tổn thất nặng nề. Cùng tìm hiểu chi tiết nhé!

1. Ngành F&B đã chịu ảnh hưởng của đại dịch như thế nào?

Ngành F&B luôn là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn và có nhiều tiềm năng phát triển, tuy nhiên với sự ảnh hưởng của đại dịch, ngành F&B phải đối mặt với nhiều khó khăn do người tiêu dùng bắt đầu thay đổi thói quen của mình. Họ có suy nghĩ và hành vi chuyển đổi từ mua hàng truyền thống sang mua hàng trực tuyến. Điều này khiến các thương hiệu F&B trên thị trường cần phải xác định rõ lại mô hình và xu hướng kinh doanh của mình.

Nếu như trước COVID-19, ngành F&B đã có một số xu hướng điển hình như nhu cầu về thực phẩm sạch, dinh dưỡng, có nguồn gốc thực vật, hay thực phẩm đóng gói tiện lợi, thân thiện với môi trường,… hay sự phát triển của công nghệ số, thương mại điện tử… Thì hiện tại những xu hướng này không hề bị ảnh hưởng, ngược lại, COVID-19 như một “chất xúc tác” giúp những xu hướng này ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Tuy nhiên, không phải thương hiệu F&B nào cũng có thể “chuyển mình” và thích ứng nhanh với nhu cầu của thị trường. Các doanh nghiệp sẽ vừa phải giữ chân khách hàng, vừa phải thích nghi với việc thay đổi mô hình kinh doanh để đáp ứng với xu hướng và thói quen mới của người tiêu dùng, lại vừa phải đảm bảo chất lượng sản phẩm.

2. Những xu hướng F&B trong thời kỳ “bình thường mới”

Sau các đợt giãn cách trước đây, khi các thương hiệu F&B được mở cửa trở lại, khách hàng sẽ có xu hướng lựa chọn những thương hiệu họ nhớ nhất, hay những thương hiệu có chỗ đứng trên thị trường. Tuy nhiên, sau đợt giãn cách dài này, suy nghĩ của khách hàng sẽ thiên nhiều hơn về hướng “reset” lại thị trường. Người tiêu dùng phải đối mặt với những biến động tâm lý và có mong muốn khởi động lại cuộc sống, điều này khiến các thương hiệu F&B cũng vô tình bị kéo theo.

Các thương hiệu F&B sẽ đều phải làm lại từ đầu, làm quen khách hàng từ đầu và thuyết phục họ lại từ đầu. Vậy xu hướng nào sẽ có tiềm năng trong thời kỳ “bình thường mới”?

2.1. Xu hướng kinh doanh thực phẩm có lợi cho sức khỏe

Một trong những xu hướng phát triển mới của ngành F&B nổi bật gần đây là kinh doanh các sản phẩm hữu cơ, có nguồn gốc từ tự nhiên. Xu hướng này được phát triển mạnh mẽ hơn trước bởi dưới tác động của dịch bệnh, người tiêu dùng đang ngày càng nâng cao ý thức về sức khỏe bản thân.

Để đáp ứng được nhu cầu này, các nhà hàng, quán ăn,… nên mở rộng menu và bổ sung các sản phẩm hữu cơ, có nguồn gốc từ tự nhiên như những món chay, món ăn healthy, nhiều rau xanh,… Còn những quán cafe, quán nước,.. có thể cho ra những món đồ uống làm từ các loại hạt, rau củ, hoa quả,…

Đối với những chủ đầu tư mới bắt đầu hoặc “bắt đầu lại” kinh doanh, thì xu hướng kinh doanh theo mô hình nhà hàng chay hay quán đồ uống trái cây, nước ép,… cũng sẽ là một phương án khá tối ưu, độc đáo và có tính bền vững lâu dài.

Việc kinh doanh những món ăn, thức uống có nguồn gốc tự nhiên mang lại rất nhiều lợi ích. Đối với khách hàng, chúng sẽ giúp họ có một thực đơn ăn uống khoa học và thân thiện hơn cho cơ thể, giúp họ đa dạng, thoải mái trong việc chọn món tùy theo sở thích, nhu cầu dinh dưỡng cá nhân, đem lại sự mới mẻ, tươi mới trong hương vị. Còn đối với các thương hiệu F&B, sẽ giúp menu quán thêm đa dạng hoặc tạo nên điểm khác biệt so với những đối thủ cạnh tranh khác. Từ đó, tạo được chỗ đứng bền vững cho thương hiệu trong lòng khách hàng.

Ngoài ra, nguồn gốc nguyên liệu cũng sẽ là một lợi thế vô cùng lớn. Vấn đề kinh doanh thực phẩm bẩn, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là một trong những vấn đề nhức nhối của ngành F&B từ trước tới nay. Chính vì thế, việc các thương hiệu F&B mở rộng và chuyển dần sang kinh doanh các loại thực phẩm hữu cơ – được trồng, xử lý và chế biến an toàn cho môi trường sẽ phần nào giúp cho khách hàng yên tâm hơn về chất lượng và tin tưởng hơn vào doanh nghiệp. Đồng thời, việc minh bạch trong vấn đề nguồn gốc nguyên liệu cũng sẽ đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng về đạo đức kinh doanh, thân thiện với con người và môi trường, khẳng định thương hiệu sạch.

2.2. Xu hướng ứng dụng thương mại điện tử và phân phối đa kênh 

Do ảnh hưởng của các quy định về giãn cách xã hội và hạn chế tiếp xúc nên các hoạt động kinh doanh truyền thống bị cản trở. Điều này đã tạo bước đà cho công cuộc chuyển đổi số, tạo nên những xu hướng như ứng dụng công nghệ, hoạt động thương mại điện tử nhiều hơn trong kinh doanh, sử dụng hình thức phân phối đa kênh, dịch vụ giao hàng tận nơi,…

Ứng dụng công nghệ trong kinh doanh F&B

Đây là thời điểm người tiêu dùng đã quen dần với xu hướng tiêu dùng online, là cơ hội để các thương hiệu F&B tạo bước “chuyển mình” mới, từ kinh doanh truyền thống sang hiện đại. Việc kinh doanh qua các nền tảng đặt món là bước đi tốt nếu các thương hiệu cân đối được chi phí giá thành để sau khi trừ đi chiết khấu vẫn còn lợi nhuận. Bên cạnh đó, các thương hiệu cũng có thể tự xây kênh bán hàng riêng để “làm chủ cuộc chơi” kinh doanh online, tăng nhận diện thương hiệu và tiếp cận được nhiều khách hàng hơn. Không chỉ vậy, bạn còn có thể sử dụng các giải pháp công nghệ để thay thế các tác vụ bán hàng thủ công, loại bỏ nhiều công đoạn dư thừa, từ đó tối ưu quy trình bán hàng và nâng cao hiệu suất làm việc. Toàn bộ quá trình vận hành được xử lý tập trung trên phần mềm, từ xuất, nhập kho, giao nhận cho đến chốt đơn, phân phối, tổng kết số liệu thống kê, báo cáo tài chính,… Việc số hóa trong quy trình quản lý giúp các chủ quán có thể kịp thời thu thập số liệu để chủ động phân tích và đưa ra những biện pháp khắc phục hợp lý để thích nghi với bối cảnh mới, giúp tiết kiệm thời gian, công sức và nguồn lực.

Thời điểm này là cơ hội để các thương hiệu F&B tạo bước “chuyển mình” mới, từ kinh doanh truyền thống sang hiện đại.

Hiện nay, các phần mềm quản lý nhà hàng cũng hỗ trợ đa dạng hình thức thanh toán trực tuyến như ví điện tử MoMo, VNPay, ZaloPay, QR Code,… Khách hàng có thêm nhiều lựa chọn hơn trong việc thanh toán, vừa tạo được sự thuận tiện, vừa đảm bảo an toàn về yêu cầu giãn cách trong giai đoạn dịch bệnh phức tạp.

Phân phối đa kênh

Phân phối đa kênh được dự đoán sẽ trở thành xu hướng phổ biến và phát triển mạnh mẽ trong thời điểm dịch bệnh bùng phát. Khách hàng có thể dễ dàng đặt hàng ở mọi lúc, mọi nơi từ các kênh cơ bản như website, ứng dụng của quán, hay các ứng dụng giao đồ ăn phổ biến hiện nay như Baemin, GrabFood, ShopeeFood,… Mỗi thương hiệu có thể tận dụng các kênh phân phối khác nhau, giúp gia tăng sự thuận tiện trong quá trình tương tác và khiến trải nghiệm của khách hàng trở nên phong phú hơn.

Đồng thời, việc chuyển đổi hình thức phân phối này cũng sẽ giúp giải quyết vấn đề an toàn về quy định giãn cách, cách ly, tiếp xúc… Bởi trong lúc dịch bệnh diễn ra căng thẳng, mọi người dân phải thực hiện giãn cách xã hội thì các hàng quán vẫn được phép bán mang về, nhằm phục vụ và đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân. Điều này cũng sẽ khiến quán của bạn vẫn có thể duy trì được doanh thu trong thời điểm kinh tế khó khăn.

2.3. Xu hướng giao hàng tận nơi và trải nghiệm ẩm thực “tại gia”

Từ xu hướng phân phối đa kênh kéo theo dịch vụ giao hàng tận nơi cũng sẽ là một trong những xu hướng dẫn đầu và tiếp tục phát triển trong tương lai. Theo báo cáo mới nhất của Q&Me về thói quen và hành vi khách hàng, có đến 75% người tiêu dùng Việt Nam đã sử dụng dịch vụ giao hàng tận nơi.

Trước xu hướng này, chủ nhà hàng buộc phải thay đổi mô hình kinh doanh cũng như cách vận hành để chuyển dịch và thích nghi với nhu cầu của khách hàng. Thay vì tập trung vào trải nghiệm ăn uống, không gian quán như trước đây, các thương hiệu F&B buộc phải mở rộng ra mảng giao thức ăn tận nơi và cung cấp những trải nghiệm ăn uống “tại gia”.

Xu hướng này trước đó đã được vận hành tại một số thị trường và được dự đoán sẽ ngày càng phổ biến. Điều này đem lại cho khách hàng trải nghiệm phong phú khi được thưởng thức hương vị của quán ngay tại nhà mà không cần đến trực tiếp.

2.4. Xu hướng kinh doanh mô hình bán thành phẩm

Trong thời kỳ “bình thường mới” thì cuộc chơi của những thương hiệu F&B ở mức giá trung bình và trung bình thấp sẽ là một cuộc chơi hấp dẫn và thú vị nhất. Bởi sản phẩm ở phân khúc này được đa số người tiêu dùng sử dụng, đồng thời sẽ được thương hiệu nâng cao chất lượng nhờ sự tiết kiệm chi phí trong vận hành hơn so với trước đây. Trong tương lai, đây sẽ là một xu hướng khá tiềm năng mà các chủ đầu tư có thể phát triển.

Kinh doanh bán thành phẩm có thể hiểu là nhà hàng sẽ bán những nguyên liệu đã được sơ chế và chuẩn bị trước, sau đó khách hàng có thể tự hoàn thiện bữa ăn của mình tại nhà. Bởi sau một thời gian dài ở nhà, khách hàng đã hiểu rõ sự khác biệt giữa các dòng sản phẩm tươi sống, sản phẩm đông lạnh, sản phẩm bán thành phẩm,… và cũng tự rèn luyện cho bản thân một thói quen nấu nướng đủ tốt để sẵn sàng chế biến những sản phẩm bán thành phẩm. Không chỉ là những set bánh gato hay chè làm sẵn, những bữa ăn Trung Hoa, một bữa đồ Ý thịnh soạn, hay một cốc trà sữa thơm lừng,… bất cứ món nào mà thị trường chưa cung cấp được dưới hình thức bán thành phẩm đều sẽ có cơ hội phát triển cực kỳ mạnh mẽ.

Các thương hiệu có thể thực hiện mô hình này theo hình thức kinh doanh online hoặc tích hợp với bán offline. Việc này vừa tạo nên sự đa dạng trong mô hình kinh doanh, vừa giúp khách hàng có thể thoải mái lựa chọn tùy theo sở thích, nhu cầu và mong muốn của mình.

2.5. Xu hướng thiết kế không gian rộng rãi, thoáng đãng

Khi các hàng quán được mở cửa trở lại, bên cạnh các mô hình kinh doanh, các chủ quán cũng cần chú ý tới việc thiết kế không gian quán của mình. Phương án tốt nhất cho lúc này là một không gian rộng rãi, thoáng đãng, có nhiều khoảng trống, không có quá nhiều bàn ghế…  Hãy đảm bảo khoảng cách tối thiểu trong việc bài trí hệ thống bàn ghế của quán để khách hàng không cảm thấy khó chịu, bí bách và cảm thấy không an toàn do phải tiếp xúc gần với quá nhiều người.

Bên cạnh đó, không gian quán cũng cần phải đảm bảo được sự sạch sẽ, hợp vệ sinh. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng để tạo được thiện cảm với khách hàng. Hãy đặt một vài lọ nước xịt khuẩn, rửa tay trên bàn hoặc xung quanh quán để khách hàng có thể dễ dàng khử khuẩn. Hoặc để tạo cảm giác sạch sẽ và giúp khách hàng thư giãn, bạn có thể thắp thêm tinh dầu và bố trí thêm cây xanh để lọc không khí.

Mặc dù vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức do diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, song thị trường F&B vẫn là một thị trường có tiềm năng tăng trưởng cao. Để tồn tại và trụ vững, các nhà hàng, quán cafe,… cần nắm bắt tất cả những xu hướng trên và đưa ra những đánh giá, đo lường cơ hội và thách thức để có biện pháp ứng phó kịp thời.

Nội dung được viết bởi: IPOS

Đọc các bài viết khác tại

Lean MBA® Online

Sở hữu công thức mở rộng quy mô doanh nghiệp S.O.M® dành riêng cho nhà lãnh đạo SME và Startup

Sở hữu công thức mở rộng quy mô doanh nghiệp S.O.M®
dành riêng cho nhà lãnh đạo SME và Startup

Đăng nhập tài khoản

Chào mừng bạn trở lại với Bess Business School!

Bạn chưa có tài khoản truy cập thư viện?

Khoá học Offline

Bạn sẽ nhận được thông tin khi lớp mới nhất được lên lịch khai giảng theo địa chỉ liên hệ được đăng ký ở dưới đây.

Hệ thống tri thức Bess Business School

Giúp người lãnh đạo SME và Startup nâng cao năng lực để mở rộng quy mô doanh nghiệp

Chuyên gia thực thi

Người trực tiếp tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở mọi chuyên môn trong các phòng ban và bộ phận, từ cấp độ thực tập sinh, chuyên viên, chuyên gia, cho tới chuyên gia cao cấp

Dành cho những nhân viên và chuyên gia thực thi chưa hình dung được lộ trình sự nghiệp, gặp khó khăn trong việc nâng cao năng lực, hoặc muốn thay đổi ngành nghề

Dành cho những người làm chuyên môn chuẩn bị lên làm các vị trí quản lý trong doanh nghiệp, hoặc có mong muốn trở thành người chủ doanh nghiệp trong tương lai

Người quản lý

Người đang giữ các vị quản lý cấp cao và cấp trung trong doanh nghiệp, từ tổng giám đốc điều hành (CEO) và các thành viên khác trong ban giám đốc (CXO) cho tới các cấp quản lý thấp hơn ở các bộ phận, phòng ban

Dành cho những người quản lý trong doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc triển khai thực thi các hạng mục khó mà nội bộ chưa thể giải quyết

Dành cho những người quản lý trong doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong vận hành và chưa nắm được toàn bộ hệ thống các công việc trong tổ chức

Dành cho những người quản lý trong doanh nghiệp đang thiếu nền tảng kiến thức bài bản về quản trị kinh doanh, từ công ty tổng cho tới chuyên môn

Chủ doanh nghiệp

Người đang sở hữu doanh nghiệp, mong muốn gia tăng doanh thu, lợi nhuận và mở rộng quy mô

Dành cho chủ doanh nghiệp đang phải kiêm nhiệm nhiều vị trí, không biết cách chuyển đổi từ người làm trực tiếp sang một người làm chủ thực sự

Dành cho người chủ doanh nghiệp chưa nắm được các nguyên lý căn bản trong việc quản trị doanh doanh nghiệp tổng thể, từ công ty tổng tới các bộ phận

Dành cho người chủ của Startups hoặc SMEs đang có nhu cầu gọi vốn đầu tư, tìm kiếm cổ đông đồng hành và mở rộng quy mô nhanh chóng