Ngành y tế toàn cầu đang đối mặt với nhiều biến động. COVID-19 đã và đang đẩy nhanh quá trình này
Trong khi ngành y tế đã và đang phát triển về mọi mặt trong vòng 10-20 năm qua, sự xuất hiện của công nghệ và số hóa, cùng với 2 năm dịch bệnh kéo dài, đã thúc đẩy những thay đổi mang tính cách mạng làm biến đổi toàn bộ cách thức hoạt động của lĩnh vực y tế. Một số xu hướng mới gần đây bao gồm: chủ nghĩa tiêu dùng ngày càng gia tăng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe (ví dụ, ưa thích sự tiện lợi và đơn giản hóa việc sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe), khám chữa bệnh nội trú chuyển sang dịch vụ ngoại trú, đổi mới công nghệ, gia tăng biến chứng, tỷ lệ mắc một số bệnh gia tăng do lối sống ít vận động, và tuổi thọ cao hơn – đang cùng nhau thúc đẩy sự biến đổi của ngành y tế toàn cầu, tạo ra làn sóng thay đổi to lớn và tạo động lực cho các bên liên quan đổi mới và hành động.
Sáu xu hướng đang diễn ra trong ngành y tế
Các xu hướng này đã và đang tác động đến lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe trên nhiều khía cạnh:
- Thay đổi về nhân khẩu học
- Cạn kiệt nguồn lực
- Người tiêu dùng nắm quyền
- Gia tăng các bệnh mãn tính
- Người tiêu dùng mất niềm tin
- mHealth*
Thay đổi về nhân khẩu học
Nhân khẩu học thay đổi thúc đẩy những cải tiến trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Mô hình hợp tác mới giữa khối nhà nước và tư nhân đang dần hình thành nhằm chuyển đổi cách thức đầu tư và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Hợp tác với những bên mới gia nhập hệ sinh thái như bán lẻ, công nghệ (trí tuệ nhân tạo, robot, khám bệnh từ xa, phân tích), chăm sóc sức khỏe tinh thần và thể chất (tức là các lĩnh vực chăm sóc phi y tế/ chăm sóc sức khỏe phi truyền thống) đang được đẩy mạnh, góp phần định hình lại hệ thống y tế.
Việt Nam ở đâu trong thời điểm đột phá này?
Già hóa dân số, gia tăng tầng lớp trung lưu & giàu có cùng với gánh nặng các bệnh mãn tính ngày càng tăng phản ánh xu hướng thay đổi nhân khẩu học và xã hội tại Việt Nam. Những xu hướng này khiến nhu cầu chăm sóc dài hạn trở nên cấp thiết. Ngoài ra, khả năng tiếp cận các tiện nghi của tầng lớp trung lưu và giàu có khiến họ đòi hỏi có thêm lựa chọn y tế và chăm sóc sức khỏe, đồng thời cũng đi đôi với lối sống ít vận động hơn. Điều này chắc chắn sẽ khiến tỷ lệ mắc bệnh béo phì, tiểu đường, các bệnh mãn tính cũng như những căn bệnh có chi phí điều trị cao khác ngày càng gia tăng.
Những hộ gia đình khá giả có xu hướng yêu cầu chất lượng khám chữa bệnh và điều trị cao hơn, cùng với các dịch vụ chuyên sâu, tiện lợi, minh bạch, giá cả phải chăng và được cá nhân hóa hơn. Những gia đình này cũng có thể lựa chọn các dịch vụ chăm sóc đa dạng hơn nhiều, như tại các bệnh viện và ngoài bệnh viện (ví dụ: trung tâm thể dục thể hình, phòng khám tư nhân, nơi làm việc, phòng khám thay thế hoặc tại nhà), trong nước hoặc nước ngoài, thông qua các kênh ngoại tuyến hoặc trực tuyến,… Xu hướng này mở ra cơ hội cho những doanh nghiệp mới từ các ngành khác tham gia, cùng nhau tạo ra một hệ sinh thái y tế và chăm sóc sức khỏe đa dạng hơn bên cạnh các cơ sở truyền thống (bệnh viện và phòng khám), lấy bệnh nhân là trung tâm (Bảng 2). Xu hướng biến đổi toàn cầu từ mô hình phân tán sang tích hợp, trong đó yêu cầu sự phối hợp của các tổ chức, cộng đồng và doanh nghiệp khi cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, lấy bệnh nhân là trung tâm, cũng đang diễn ra tại Việt Nam.
Với các mô hình chăm sóc y tế và sức khỏe ngày càng phát triển, quan hệ đối tác và hợp tác đã chuyển từ tùy chọn sang bắt buộc. Có nhiều hình thức hợp tác khác nhau để các bên liên quan trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam xem xét.
Quan hệ đối tác và hợp tác giữa các bên liên quan trong hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe là chìa khóa để theo kịp đà phát triển nhanh chóng của ngành này trên thế giới, đồng thời tiếp tục duy trì sự chủ động trước những biến động của ngành và thành công của các bên liên quan trong một hệ sinh thái rộng lớn hơn. Với quy mô lớn hơn, việc hợp tác để tạo ra một hệ sinh thái kết nối chặt chẽ với tất cả các bên liên quan sẽ giúp đảm bảo sự thành công và bền vững trong toàn ngành.
- Tăng trưởng hữu cơ & hợp tác chiều ngang
- Chuyển đổi cung cấp dịch vụ chăm sóc
- Hợp tác với các bệnh viện nước ngoài
Mục tiêu của bệnh viện là tăng trưởng hữu cơ và sáp nhập/ hợp tác theo chiều ngang
Khi bệnh nhân tìm kiếm một mô hình chăm sóc sức khỏe tích hợp hơn, các bệnh viện truyền thống có thể xem xét giải pháp đa dạng hóa phạm vi cung cấp và loại hình dịch vụ, thành lập các cơ sở độc lập chuyên cung cấp dịch vụ chăm sóc tiền cấp tính/trước khi nhập viện, (ví dụ: phòng khám chuyên cung cấp các dịch vụ khám bệnh và chẩn đoán, bao gồm cả khám bệnh từ xa); cũng như các dịch vụ phục vụ cho giai đoạn sau của quá trình chăm sóc, cung cấp dịch vụ chăm sóc sau cấp tính (ví dụ: trung tâm dưỡng lão, trung tâm phục hồi chức năng, dịch vụ chăm sóc tại nhà, chăm sóc hậu phẫu, chăm sóc giảm nhẹ/cuối đời,…). Giải pháp này có thể giúp các bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân sớm hơn trong quá trình chăm sóc liên tục và tăng khả năng giữ chân bệnh nhân bằng cách trao quyền cho bệnh nhân tham gia quản lý quy trình chăm sóc toàn diện. Các bệnh viện có thể lựa chọn mở rộng một cách hữu cơ, thông qua mua lại hoặc hợp tác chiến lược, đặc biệt là trong các lĩnh vực thường không nằm trong phạm vi dịch vụ của bệnh viện truyền thống như khám bệnh từ xa và mHealth, dịch vụ chăm sóc sức khỏe tinh thần, chăm sóc tại nhà và chăm sóc giảm nhẹ.
Nội dung được viết bởi: PWC