Your Cart

Lean MBA® Online

Bess Insight

Xu hướng mô hình kinh doanh cho thị trường làm đẹp tại Việt Nam

Thị trường spa là thị trường thuộc top ngành hàng hot nhất tại Châu Á. Là một thị trường mang siêu lợi nhuận hằng năm cho nhiều doanh nghiệp làm đẹp. Nhưng liệu thị trường này có phải là cuộc chơi của những người xuất thân từ spa? Có cơ hội nào cho những người tay ngang bước chân vào ngành công nghiệp triệu đô này hay không?

1. Phân tích thị trường làm đẹp

1.1 Tổng quan thị trường làm đẹp

Nhu cầu làm đẹp ngày càng tăng cao, không chỉ phụ nữ mà đàn ông ngày nay lại càng quan tâm đến vẻ bề ngoài của mình hơn. Điều nãy đã tạo nên sự tăng trưởng nhanh chóng cho ngành làm đẹp. Nhiều người vẫn nghĩ rằng ngành làm đẹp chỉ bao gồm sản phẩm làm đẹp và chăm sóc cá nhân. Nhưng trên thực tế, thị trường công nghiệp làm đẹp chia làm 4 phân khúc chính: Mỹ phẩm, nước hoa, chăm sóc da và chăm sóc cá nhân.

Theo báo cáo thống kê của tờ (Global Wellness Institute), ngành chăm sóc cá nhân chiếm tỉ trọng lớn hơn các ngành còn lại, với doanh thu năm 2019 đạt được 1.024 tỷ đô la Mỹ. Và con số này vẫn tiếp tục tăng không ngừng với tỉ lệ tăng trưởng là 6.4% một năm. Trong đó, thị phần mỹ phẩm và chăm sóc da có doanh thu năm 2019 lần lượt theo thứ tự là 93 tỷ và 135 tỷ đô la Mỹ.

1.2 Xu hướng mô hình kinh doanh của thị trường làm đẹp

Spa, thẩm mỹ viện, phòng khám sức khỏe, phòng khám da, salon tóc,… là mô hình dịch vụ biểu trưng cho ngành chăm sóc cá nhân. Trong những năm gần đây, ngành này đã có những bước phát triển vô cùng mạnh mẽ, đặc biệt là ở khu vực Châu Á. Đối tượng khách hàng từ thanh niên đến trung niên đều ít nhất một lần một năm sử dụng các loại hình của dịch vụ này. Công cuộc làm đẹp ở các lứa tuổi đang là xu hướng của thời đại. Chỉ riêng thị trường spa đã chiếm tỉ trọng đến 38%, theo sau là thẩm mỹ viện chiếm 20%… Vậy thị trường spa có phải là mảnh đất màu mỡ để đầu tư?

2 Thị trường spa

2.1 Spa là gì?

Để hiểu rõ hơn về thị trường spa, bước đầu tiên cần hiểu về mô hình của spa. Vậy spa là gì? Spa là viết tắt của các ký tự Latin “Sanitas per aqua” nó mang nghĩa “Sức khỏe thông qua nước”. Ý nghĩa này bắt nguồn từ thời La Mã, nước được xem là phương pháp trị liệu hiệu quả đối với cơ thể. Những phương pháp trị liệu thô sơ như suối nước nóng thiên nhiên, ngâm mình massage với đá nóng… rất được khuyên khích sử dụng.

Trải qua nhiều quá trình phát triển, spa hiện nay đã hoạt động như một cơ sở riêng tại các trung tâm lớn. Lúc này spa lại được định nghĩa là cơ sở cung cấp các dịch vụ thư giản, chăm sóc cơ thể. Một số dịch vụ spa hiện nay như: Massage, tắm hơi, thiền trị liệu, gội đầu, chăm sóc da mặt …

2.2 Thị trường spa Việt Nam và thế giới hiện nay

Theo báo cáo thị trường spa của Inc, đã có hơn 120.000 spa trên thế giới đang hoạt động vào năm 2015. Con số này đã tăng gần gấp đôi với 200.000 spa vào năm 2020. Dự kiến tỉ lệ tăng trưởng hằng năm của thị trường spa là 5.66%. Doanh thu ngành này đã đem lại không ít cho doanh nghiệp một số tiền khổng lồ. Ước tính doanh nghiệp ngành spa đã tạo ra gần 100 tỷ đô la Mỹ mỗi năm.

Theo thống kê số lượng spa tại Việt Nam đã có hơn 6000 cơ sở được thành lập. Trong đó có hơn 20 cơ sở tư nhân lớn với nhiều chi nhánh ở nhiều tỉnh thành phố. Doanh thu các doanh nghiệp lớn ước tính trung bình vào khoảng 20 tỷ một năm. Đây là một mảnh đất quá màu mỡ, nên đã thu hút rất nhiều đầu tư. Không chỉ vậy hằng năm lại mọc lên nhiều cơ sở mới mở, sự cạnh tranh lại càng gay gắt. Vậy làm sao để những kẻ tay ngang có thể chiến thắng được trên thị trường spa?

3. Để chiếm lĩnh thị trường spa, những kẻ tay ngang nên làm gì?

Theo thống kê có 90% các chủ spa xuất thân là những chuyên gia làm đẹp và 10% còn lại là những kẻ tay ngang. Nhưng chỉ có 10% những kẻ tay ngang nắm chuỗi thị trường spa. Tại sao lại là sự thống trị của chuỗi spa? Như vậy có phải những spa đơn lẻ sẽ chết? Thông thường để đứng vững được trên thị trường spa, doanh nghiệp sẽ chú trọng đến các điều sau:

3.1 Truyền thông thương hiệu

Nói theo góc nhìn marketing, khách hàng họ chỉ quyết định mua hàng khi họ biết về thương hiệu. Điều đó nói lên rằng trước khi quyết định sử dụng một dịch vụ nào đó ở spa của bạn, họ nhìn vào hình ảnh thương hiệu của spa bạn đầu tiên thông qua việc truyền thông thương hiệu. Yếu tố còn lại đến từ lời chứng thực của những khách hàng đã sử dụng dịch vụ tại spa.

Đối với những spa mới bắt đầu, thì việc lưu lại hình ảnh khách hàng để minh chứng cho dịch vụ của mình là điều cần thiết. Ngoài quảng cáo tốn chi phí qua kênh online, thì quảng cáo truyền miệng cũng rất hiệu quả. Chỉ cần dịch vụ tốt mang lại hiệu quả, thì khách hàng sẽ giới thiệu bạn bè đến sử dụng.

3.2 Trải nghiệm khách hàng

Ngày nay hầu hết các thương hiệu lớn họ quan tâm đến hành trình mua hàng và việc trải nghiệm khách hàng. Thông qua quá trình trải nghiệm khách hàng, họ có thể đánh giá mức độ chuyên nghiệp của spa.

Trải nghiệm khách hàng ngày nay là chiến lược được hầu hết các công ty trên thế giới theo đuổi. Như bạn thấy những spa hiện nay khi bạn đăng ký sử dụng dịch vụ. Trong vòng vài giây sẽ có email gửi đến hộp thư của bạn để cảm ơn. Tiếp đến bạn sẽ nhận được cuộc gọi để tư vấn trực tiếp về dịch vụ spa. Nếu quyết định đến sử dụng dịch vụ họ sẽ đặt lịch hẹn cho bạn. Sau cùng khi hoàn thành dịch vụ spa, họ sẽ gửi tin nhắn SMS thay lời cảm ơn bạn đã sử dụng dịch vụ và gợi ý đánh giá.

Doanh nghiệp không thể nào sử dụng mãi việc quảng cáo và giảm giá để tăng số lượng khách hàng đến spa của bạn. Nếu khách hàng có một trải nghiệm không tốt thì lần sau chắc chắn sẽ không quay lại.

3.3 Chăm sóc khách hàng trước trong và sau dịch vụ

Có thể thấy, nguồn doanh thu của spa đến từ khách hàng sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp. Việc chăm sóc khách hàng thường xuyên sẽ giúp bạn giữ chân được họ. Từ đó mở rộng thêm thị phần trong thị trường ngành spa. Một số doanh nghiệp spa thường không chú trọng việc chăm sóc khách hàng sau dịch vụ. Những đây lại là mối liên kết giữa khách hàng với doanh nghiệp. Spa có thể trao đổi về tình trạng da hiện tại của khách hàng. Sau đó, khơi gợi những dịch vụ phù hợp với họ.

Hơn nữa doanh nghiệp có thể thông qua kênh SMS marketing để gửi lời chúc, cám ơn vào dịp lễ cho khách hàng. Chỉ với những thao tác đơn giản là bạn có thể liên kết với khách hàng nhanh chóng.

3.4 Chuyển lên số hóa quy trình

Thị trường spa trong thời đại số 4.0, đã có những khác biệt rõ rệt. Các doanh nghiệp dần tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng qua cổng online. Thay vì trước đây để đặt được lịch hẹn họ phải gọi điện hoặc nhắn tin fanpage. Nhưng hiện nay việc đó lại thuận tiện hơn nhiều. Chỉ cần một thao tác trên website là đã hoàn thành đặt lịch hẹn. Điều này sẽ hạn chế việc phải chờ đợi khi tiệm spa đông khách.

Thông qua đó, hình ảnh doanh nghiệp sẽ được thăng hạng trong mắt khách hàng. Bởi quy trình dễ dàng, phù hơp với xu hướng hiện đại hóa. Hạn chế sai xót khi nhân viên quên lưu lại lịch hẹn như các phương pháp quản lý spa truyền thống.

Thị trường spa ngày càng có nhiều cơ sở mới mở, điều này đồng nghĩa bạn phải đối mặt với sự cạnh tranh gây gắt. Sẽ thật khó lấy lại phong độ nếu bạn đã bỏ quá xa các đối thủ cạnh tranh.

Nội dung được viết bởi: My Spa 

Đọc các bài viết khác tại

Lean MBA® Online

Sở hữu công thức mở rộng quy mô doanh nghiệp S.O.M® dành riêng cho nhà lãnh đạo SME và Startup

Sở hữu công thức mở rộng quy mô doanh nghiệp S.O.M®
dành riêng cho nhà lãnh đạo SME và Startup

Đăng nhập tài khoản

Chào mừng bạn trở lại với Bess Business School!

Bạn chưa có tài khoản truy cập thư viện?

Khoá học Offline

Bạn sẽ nhận được thông tin khi lớp mới nhất được lên lịch khai giảng theo địa chỉ liên hệ được đăng ký ở dưới đây.

Hệ thống tri thức Bess Business School

Giúp người lãnh đạo SME và Startup nâng cao năng lực để mở rộng quy mô doanh nghiệp

Chuyên gia thực thi

Người trực tiếp tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở mọi chuyên môn trong các phòng ban và bộ phận, từ cấp độ thực tập sinh, chuyên viên, chuyên gia, cho tới chuyên gia cao cấp

Dành cho những nhân viên và chuyên gia thực thi chưa hình dung được lộ trình sự nghiệp, gặp khó khăn trong việc nâng cao năng lực, hoặc muốn thay đổi ngành nghề

Dành cho những người làm chuyên môn chuẩn bị lên làm các vị trí quản lý trong doanh nghiệp, hoặc có mong muốn trở thành người chủ doanh nghiệp trong tương lai

Người quản lý

Người đang giữ các vị quản lý cấp cao và cấp trung trong doanh nghiệp, từ tổng giám đốc điều hành (CEO) và các thành viên khác trong ban giám đốc (CXO) cho tới các cấp quản lý thấp hơn ở các bộ phận, phòng ban

Dành cho những người quản lý trong doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc triển khai thực thi các hạng mục khó mà nội bộ chưa thể giải quyết

Dành cho những người quản lý trong doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong vận hành và chưa nắm được toàn bộ hệ thống các công việc trong tổ chức

Dành cho những người quản lý trong doanh nghiệp đang thiếu nền tảng kiến thức bài bản về quản trị kinh doanh, từ công ty tổng cho tới chuyên môn

Chủ doanh nghiệp

Người đang sở hữu doanh nghiệp, mong muốn gia tăng doanh thu, lợi nhuận và mở rộng quy mô

Dành cho chủ doanh nghiệp đang phải kiêm nhiệm nhiều vị trí, không biết cách chuyển đổi từ người làm trực tiếp sang một người làm chủ thực sự

Dành cho người chủ doanh nghiệp chưa nắm được các nguyên lý căn bản trong việc quản trị doanh doanh nghiệp tổng thể, từ công ty tổng tới các bộ phận

Dành cho người chủ của Startups hoặc SMEs đang có nhu cầu gọi vốn đầu tư, tìm kiếm cổ đông đồng hành và mở rộng quy mô nhanh chóng