Your Cart

Lean MBA® Online

Bess Insight

Xu hướng ngành FMCG tại Việt Nam

Nền kinh tế thị trường phát triển, nhiều khái niệm mới được ra đời. Những xu hướng kinh doanh nổi bật, được các doanh nghiệp và người tiêu dùng chào đón.

FMCG là một thuật ngữ mới trong thị trường kinh tế Việt nam hiện nay. FMCG là gì? Vai trò và đặc điểm của FMCG trong nền kinh tế Việt. Cùng tìm hiểu về thuật ngữ và xu hướng FMCG tại Việt nam để có lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp.

Thuật ngữ FMCG là gì?

FMCG là một thuật ngữ và một ngành kinh doanh khá mới trên thị trường kinh tế Việt nam. Thuật ngữ FMCG được nhắc đến ngày càng nhiều, với tốc độ phát triển nhanh, nhiều cơ hội phát triển cho doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu về lĩnh vực kinh doanh FMCG trên thị trường hiện nay.

FMCG là gì?

Trước tiên, chúng ta cần hiểu về thuật ngữ FMCG là gì? FMCG trong tiếng anh là viết tắt của cụm từ: Fast Moving Consumer Good – Ngành hàng tiêu dùng nhanh bao gồm tất cả các sản phẩm hàng hóa phục vụ nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày.

Thuật ngữ FMCG khá lạ lẫm nhưng những ngành hàng cung ứng quá quen thuộc với con người, kể đến như: đồ dùng cá nhân, đồ ăn hàng ngày, các sản phẩm mỹ phẩm…

Hàng tiêu dùng nhanh thường được bán với số lượng lớn, mức lãi suất thấp, với thời gian sử dụng nhanh nên hạn sử dụng ngắn. Nhu cầu sử dụng của người dùng thường xuyên, mua liên tục để đáp ứng các hoạt động thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày.

Theo các thống kê cho thấy, hàng tiêu dùng nhanh đang chiếm 50% tổng chi tiêu hàng ngày của con người. Hình thức FMCG bùng nổ với sự chuyển mình từ mua hàng trực tiếp sang mua online, trực tuyến.

Phân loại FMCG

Hàng tiêu dùng nhanh FMCG đang trở thành lựa chọn hàng đầu cho cuộc sống hiện đại. Với nhiều mặt hàng ra đời, đáp ứng nhu cầu thiết yếu, sự tiện lợi phục vụ người tiêu dùng. Hiện nay, có thể phân loại hàng tiêu dùng nhanh FMCG thành 3 loại chính:

  • Dịch vụ có thời hạn tiêu dùng ngắn.
  • Hàng hóa không thể sửa chữa thường có thời hạn dưới 1 năm.
  • Hàng hóa lâu bền có thời hạn trên 3 năm.

Tiêu chí để xếp hàng hóa vào nhóm tiêu dùng nhanh cụ thể như sau:

  • Khả năng tiêu thụ sản phẩm ngắn, trong thời gian ngắn.
  • Lãi trên mỗi sản phẩm thấp nhưng bán được với số lượng lớn.
  • Quy mô sản xuất hàng hóa tiêu dùng nhanh lớn, với nguồn nguyên liệu thô để sơ chế sản xuất với số lượng lớn.
  • Hạn sử dụng sản phẩm thường khá ngắn, dài nhất 3 năm.
  • Công ty sẽ không trực tiếp bán cho người tiêu dùng, mà được các đại lý, bán lẻ phân phối hàng hóa cho người dùng.

Sự khác biệt của FMCG và ngành bán lẻ

Ngành hàng tiêu dùng nhanh FMCG đáp ứng các yêu cầu cuộc sống hàng ngày, thường nhật. Nhiều người nhầm lẫn giữ FMCG và ngành bán lẻ. Hai ngành hàng này có gì khác biệt? Cùng tìm hiểu qua chia sẻ dưới đây:

  • Mục tiêu cơ bản và đối tượng khách hàng hướng đến là khác biệt cơ bản. Trong đó, ngành bán lẻ sẽ tác động trực tiếp đến khách hàng, người tiêu dùng. Trong khi, ngành FMCG sẽ liên kết và nhắm đến các cửa hàng, đại lý, siêu thị để đưa sản phẩm gián tiếp đến người tiêu dùng.
  • FMCG tập trung phát triển nhóm hàng tiêu dùng, tìm kênh phân phối, tiếp thị sản phẩm, xây dựng thương hiệu. Ngành hàng bán lẻ sẽ tập chung vào các chiến lược kinh doanh tổng thể, chiến dịch marketing, sales… để tăng sức mua của người tiêu dùng.

Thực tế, có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực FMCG sở hữu các chuỗi cửa hàng, đại lý phân phối để trực tiếp phân phối hàng hóa.

Điều này sẽ tạo nên sự thống nhất và gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, tiếp xúc và hiểu được nhu cầu thực tế của người tiêu dùng để phát triển sản phẩm.

Có nên hoạt động trong ngành FMCG hay không?

Ngành hàng tiêu dùng nhanh FMCG là cung ứng các sản phẩm thuộc nhóm nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày.

FMCG đóng vai trò quan trọng, trở thành một phần không thể thiếu trong phát triển kinh tế hiện đại. Nhiều người băn khoăn có nên tham gia hoạt động trong ngành FMCG hay không?

  • Lĩnh vực ngành hàng FMCG tiêu dùng nhanh cung ứng những sản phẩm cần thiết, không thể thiếu cho cuộc sống hiện đại. Do vậy, đây là lĩnh vực kinh doanh có nhiều tiềm năng phát triển, bền vững trong tương lai.
  • Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng Việt ngày càng tăng, kéo theo đó là cơ hội phát triển của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực FMCG Industry. Cơ hội cho nhiều nhân tố mới phát triển.
  • Với sự phát triển của công nghệ số, cơ hội tiếp cận khách hàng mở rộng, mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp mới trong ngành FMCG.

Tuy nhiên, lĩnh vực FMCG có mức lãi suất thấp, đầu tư công nghệ và cần số vốn lớn. Yêu cầu bạn cần có ý tưởng, tìm hiểu về thị trường, đánh giá đối thủ và các thương hiệu lớn hiện nay… Để xác định được cơ hội và khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực FMCG hiện nay, cụ thể với các công việc sau cho cá nhân:

  • Quản lý bán hàng (sales manager): Người sẽ tiếp cận khách hàng, đối tượng là các đại lý, kênh bán lẻ. Quản lý bán hàng cũng sẽ kiểm soát tăng trưởng, lợi nhuận, phát triển chiến lược dịch vụ phù hợp cho doanh nghiệp.
  • Quản lý sức khỏe và an toàn (healthy and safety manager): Nhiệm vụ kiểm soát và đảm bảo kiểm tra sản phẩm chất lượng, an toàn trước khi đưa ra thị trường. Quản lý và đào tạo nguồn lực kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm cho doanh nghiệp.
  • Nhà phân tích quy trình (Procurement Analyst): Yêu cầu hiểu về quy trình sản xuất, phân phối sản phẩm từ đó đưa ra chiến lược phát triển sản phẩm, phân phối hàng hóa dưới nhiều góc độ.

Xu hướng FMCG tại Việt Nam

Lĩnh vực FMCG tại Việt nam đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ, phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu vô cùng lớn của thị trường. Một số xu hướng thúc đẩy FMCG tại Việt nam, giúp bạn đọc hiểu và thấy được cơ hội từ lĩnh vực:

  • Xu hướng xây dựng thương hiệu và nhãn hàng riêng của người Việt, tập trung vào phân khúc cao cấp. Việc xây dựng thương hiệu riêng, sản phẩm cao cấp, chất lượng sẽ tạo lòng tin, ảnh hưởng đến nhận thức người tiêu dùng. Thương hiệu cao cấp xu hướng phát triển và mang lại nguồn doanh thu lớn.
  • Cơ hội bán hàng cho khu vực nông thôn, với tốc độ đô thị hóa của khu vực nông thôn tăng trưởng mạnh. Các doanh nghiệp FMCG không nên bỏ qua cơ hội phát triển tại các khu vực nông thôn. Bởi, tốc độ phát triển kinh tế, mức sống của người dân nông thôn các tỉnh tăng mạnh, kéo theo nhu cầu hàng tiêu dùng nhanh tăng.
  • Phát triển tiêu dùng trực tuyến thúc đẩy FMCG phát triển. Với thói quen mua sắm trực tuyến nhanh gọn, thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.
  • Lĩnh vực làm đẹp, chăm sóc sức khỏe được người dân ngày càng quan tâm, chú trọng. Với mức sống tăng, con người ngày càng quan tâm hơn đến sức khỏe, chăm sóc sức đẹp, không kể đối tượng, giới tính và độ tuổi. Đây là cơ hội cho các sản phẩm tiêu dùng nhanh liên quan đến làm đẹp, thực phẩm chức năng.

Trên đây là tổng hợp những thông tin liên quan đến tiêu dùng nhanh, sẽ giúp bạn đọc hiểu được thuật ngữ FMCG là gì? Xu hướng phát triển của lĩnh vực FMCG tại Việt nam. Từ đó, sẽ giúp bạn đọc định hướng được kế hoạch và ý tưởng kinh doanh, nắm bắt cơ hội hiệu quả.

Trân trọng cảm ơn!

Nội dung được viết bởi: Nef Digital

Đọc các bài viết khác tại

Lean MBA® Online

Sở hữu công thức mở rộng quy mô doanh nghiệp S.O.M® dành riêng cho nhà lãnh đạo SME và Startup

Sở hữu công thức mở rộng quy mô doanh nghiệp S.O.M®
dành riêng cho nhà lãnh đạo SME và Startup

Đăng nhập tài khoản

Chào mừng bạn trở lại với Bess Business School!

Bạn chưa có tài khoản truy cập thư viện?

Khoá học Offline

Bạn sẽ nhận được thông tin khi lớp mới nhất được lên lịch khai giảng theo địa chỉ liên hệ được đăng ký ở dưới đây.

Hệ thống tri thức Bess Business School

Giúp người lãnh đạo SME và Startup nâng cao năng lực để mở rộng quy mô doanh nghiệp

Chuyên gia thực thi

Người trực tiếp tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở mọi chuyên môn trong các phòng ban và bộ phận, từ cấp độ thực tập sinh, chuyên viên, chuyên gia, cho tới chuyên gia cao cấp

Dành cho những nhân viên và chuyên gia thực thi chưa hình dung được lộ trình sự nghiệp, gặp khó khăn trong việc nâng cao năng lực, hoặc muốn thay đổi ngành nghề

Dành cho những người làm chuyên môn chuẩn bị lên làm các vị trí quản lý trong doanh nghiệp, hoặc có mong muốn trở thành người chủ doanh nghiệp trong tương lai

Người quản lý

Người đang giữ các vị quản lý cấp cao và cấp trung trong doanh nghiệp, từ tổng giám đốc điều hành (CEO) và các thành viên khác trong ban giám đốc (CXO) cho tới các cấp quản lý thấp hơn ở các bộ phận, phòng ban

Dành cho những người quản lý trong doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc triển khai thực thi các hạng mục khó mà nội bộ chưa thể giải quyết

Dành cho những người quản lý trong doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong vận hành và chưa nắm được toàn bộ hệ thống các công việc trong tổ chức

Dành cho những người quản lý trong doanh nghiệp đang thiếu nền tảng kiến thức bài bản về quản trị kinh doanh, từ công ty tổng cho tới chuyên môn

Chủ doanh nghiệp

Người đang sở hữu doanh nghiệp, mong muốn gia tăng doanh thu, lợi nhuận và mở rộng quy mô

Dành cho chủ doanh nghiệp đang phải kiêm nhiệm nhiều vị trí, không biết cách chuyển đổi từ người làm trực tiếp sang một người làm chủ thực sự

Dành cho người chủ doanh nghiệp chưa nắm được các nguyên lý căn bản trong việc quản trị doanh doanh nghiệp tổng thể, từ công ty tổng tới các bộ phận

Dành cho người chủ của Startups hoặc SMEs đang có nhu cầu gọi vốn đầu tư, tìm kiếm cổ đông đồng hành và mở rộng quy mô nhanh chóng